ads

Làm sao để kiềm chế được bản thân.



Kiềm chế là sức mạnh. Trong công việc cuộc sống, và các mối quan hệ xã hội, bạn không tránh được những va chạm, mâu thuẫn.
Nếu không kiềm chế được cảm xúc của mình, bạn vô tình mắc phải các sai lầm không đáng có.
Bạn có thể đang đúng chuyển thành sai. Và bạn sẽ hối hận vì điều đó.

Vậy thì làm thế nào để kiềm chế được bản thân.

1. Rèn luyện cho mình một khí chất không nóng nảy.

Nóng nảy là một trong 4 khí chất của tâm lý học. Và chính khí chất nóng nảy là nguồn gốc gây sự ra mâu thuẫn và sự thiếu kiềm chế.
Bạn rèn luyện và loại bỏ được khí chất này, đã là một cách giúp bạn có được sự kiềm chế.


2. Rèn luyện được tính cách suy nghĩ trước khi nói.

Lời nói có nhiều khi nhẹ như cơn gió thoảng, nhưng cũng có khi nguy hiểm hơn những mũi tên, hòn đạn, một lời nói vô tình, thiếu suy nghĩ có thể làm cho vấn đề thêm căng thẳng và đẩy mâu thuẫn nên cao trào.

Bạn đang là người đúng, và bị bức xúc, vì bức xúc mà nói không suy nghĩ, bạn nói một câu quá đáng xúc phạm đến người đối diện, hoặc không đúng sự thật về họ, vô tinh bạn lại trở thành người sai.

3. Rèn luyện cho bản thân mình là người có chí hướng.

Những người có chí hướng thường là những người biết nhìn xa trông rộng, họ chỉ quan tâm những cái lớn, những cái to tát, họ học nhiều tìm hiểu nhiều giác ngộ được nhiêu trì thức.
Bạn làm được điều đó, bạn sẽ thấy cuộc sống còn nhiều cảnh giác mà con người ta cần khám phá, chinh phục, hơn là tranh cãi những thứ nhỏ nhặt.
Bạn sẽ hiểu được rằng, tranh cãi, mâu thuẫn đôi khi chỉ làm mất thời gian mà lại mua lấy cái mệt vào người.
Bạn sẽ hiểu được câu nói: "Lùi một bước biển rộng trời cao, nhịn một câu thái bình thiên hạ"
Đó là cảnh giới của những người có tài có trí, có tâm và có tầm nghĩ.


4. Hãy biết sống vì người khác.


Xã hội sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều, nếu mỗi người biết sống trách nhiệm hơn, bớt đi sự tham lam và ích kỷ.
Biết sống vì người khác, thì tự nhiên những mâu thuẫn sẽ được giảm đi rất nhiều, bên cạnh đó khi có mâu thuẫn xảy ra, bạn biết nghĩ cho cái chúng, có trách nhiệm có tập thể, và biết nghĩ cho người khác.
Bạn sẽ tự biết kiềm chế bản thân mình.

5. Im lặng và lập tức rời khỏi đó.

Khi mâu thuẫn xảy ra cao trào, nếu không làm được 4 điều trên, thì hãy làm điều số 5.
Im lặng, và rời khỏi đó.
Im lặng không có nghĩa là bạn thua, mà chỉ là bạn tạm thời muốn dừng xung đột. Bạn nói thêm một câu thì bạn cũng lại nhận thêm một câu.
Bạn im lặng, thì người ta cũng im lặng. Và có khi người nói câu cuối cùng mới là người phải suy nghĩ.
Bạn rời khỏi khu vực xung đột, tránh nhìn mặt những người đang mâu thuẫn với mình, tránh nghe thêm những lời khó nghe. Và bạn có thể giảm bớt được sự bực bội trong người.

Ra ngoài đi dạo, uống một cốc nước, bạn cảm thấy nhẹ đầu hơn, rất nhiều.
Và sau đó sự im lặng cũng là một câu trả lời vô cùng lợi hại, nó cho người đối diện biết được phản ứng và thái độ của bạn.

Ok. Kiềm chế là sức mạnh, dù là chuyện gì trong cuộc sống, bạn hãy cố gắng kiếm chế bản thân, sau đó bình tâm trở lại, suy nghĩ chín chắn rồi mới đưa ra phương án tốt nhất cho cách hành xử.


Làm sao để kiềm chế được bản thân. Làm sao để kiềm chế được bản thân. Reviewed by ptpham on tháng 9 14, 2018 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

ads
Được tạo bởi Blogger.